Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • báo cáo
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 28° - 30° icon
  • Lai Châu 20° - 23° icon
  • Điện Biên 25° - 28° icon
  • Sơn La 23° - 25° icon
  • Hòa Bình 25° - 27° icon
  • Lào Cai 27° - 29° icon
  • Yên Bái 26° - 28° icon
  • Hà Giang 25° - 27° icon
  • Tuyên Quang 27° - 29° icon
  • Bắc cạn 26° - 28° icon
  • Thái Nguyên 27° - 29° icon
  • Phú Thọ 28° - 30° icon
  • Vĩnh Phúc 27° - 29° icon
  • Cao Bằng 26° - 28° icon
  • Lạng Sơn 25° - 27° icon
  • Quảng Ninh 28° - 30° icon
  • Bắc Giang 28° - 30° icon
  • Bắc Ninh 28° - 30° icon
  • Hải Phòng 27° - 29° icon
  • Hà Nội 28° - 30° icon
  • Hải Dương 28° - 30° icon
  • Hưng Yên 27° - 29° icon
  • Nam Định 27° - 29° icon
  • Hà Nam 28° - 30° icon
  • Ninh Bình 28° - 30° icon
  • Thái Bình 28° - 30° icon
  • Thanh Hóa 26° - 28° icon
  • Nghệ An 27° - 29° icon
  • Hà Tĩnh 27° - 29° icon
  • Quảng Bình 27° - 29° icon
  • Quảng Trị 26° - 28° icon
  • Huế 25° - 27° icon
  • Đà Nẵng 26° - 28° icon
  • Quảng Nam 26° - 28° icon
  • Quảng Ngãi 26° - 28° icon
  • Bình Định 29° - 31° icon
  • Phú Yên 27° - 29° icon
  • Khánh Hòa 27° - 29° icon
  • Ninh Thuận 26° - 28° icon
  • Bình Thuận 26° - 28° icon
  • Kon Tum 24° - 26° icon
  • Gia Lai 22° - 24° icon
  • Đắc Lăk 22° - 24° icon
  • Đắc Nông 22° - 24° icon
  • Lâm Đồng 17° - 19° icon
  • Bình Phước 25° - 27° icon
  • Tây Ninh 26° - 28° icon
  • Đồng Nai 28° - 30° icon
  • Bình Dương 26° - 28° icon
  • Hồ Chí Minh 27° - 29° icon
  • BR-Vũng Tàu 28° - 30° icon
  • Long An 26° - 28° icon
  • Tiền Giang 28° - 30° icon
  • Vĩnh Long 27° - 29° icon
  • Bến tre 27° - 29° icon
  • Đồng Tháp 26° - 28° icon
  • Trà Vinh 27° - 29° icon
  • An Giang 27° - 29° icon
  • Cần Thơ 26° - 28° icon
  • Hậu Giang 27° - 29° icon
  • Sóc Trăng 28° - 30° icon
  • Kiên Giang 26° - 28° icon
  • Bạc Liêu 27° - 29° icon
  • Cà Mau 27° - 29° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Nước CHXHCN Việt Nam
  • Thông tin tổng hợp
  • Hiến pháp năm 2013

Thông tin tổng hợp

  • Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn
  • Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 2013
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Hệ thống chính trị Hệ thống chính trị
  • Ban Chấp hành Trung ương Ban Chấp hành Trung ương
  • Các Ban Đảng Trung ương Các Ban Đảng Trung ương
  • Tư liệu văn kiện Đảng Tư liệu văn kiện Đảng
  • Địa lý Địa lý
  • Dân tộc Dân tộc
  • Bản đồ hành chính (GIS) Bản đồ hành chính (GIS)
  • Văn hóa Văn hóa
  • Du lịch Du lịch
Xem thêm
Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Cỡ chữ
Độ tương phản
In bài viết này

CHƯƠNG III

KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, 

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều 50

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều 51  

1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Điều 52  

Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Điều 53  

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.  

Điều 54  

1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Điều 55  

1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.

3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

Điều 56  

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.

Điều 57

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Điều 58  

1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Điều 59  

1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.

2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.

3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

Điều 60  

1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Điều 61  

1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.

Điều 62  

1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 63  

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. 

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

(Nguồn: Văn phòng Quốc hội)

Tin liên quan
  • Lời nói đầu
  • Chương I: Chế độ chính trị
  • Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc
  • Chương V: Quốc hội
  • Chương VI: Chủ tịch nước
  • Chương VII: Chính phủ
  • Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
  • Chương IX: Chính quyền địa phương
  • Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
  • Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Bản đồ nước CHXHCN Việt Nam
© Cổng TTĐT Chính phủ
Trang tin Thủ tướng Chính phủ Trang tin Thủ tướng Chính phủ
Các trang thành phần
  • Trang thông tin doanh nghiệp Trang thông tin doanh nghiệp
  • Giải đáp chính sách Online Giải đáp chính sách Online
  • Chuyên trang Thủ đô Hà Nội Chuyên trang Thủ đô Hà Nội
  • Chuyên trang Thành phố Hồ Chí Minh Chuyên trang Thành phố Hồ Chí Minh
  • Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia
  • Tiếng chuông Tiếng chuông
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.chinhphu.vip' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.